Nhận xét Transit Time Là Gì – Nghĩa Của Từ Transit Time là conpect trong content hiện tại của Tên game hay Daothap.vn. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.
Bạn đang xem: Transit time là gì
Trong ngành công nghiệp vận tải, hầu hết mọi người biết rằng điều đó là hoàn toàn không đúng. Phía sau hậu trường ngành công nghiệp vận tải, ngành đã và đang thay đổi nền kinh tế toàn cầu, có rất nhiều biến số, các thay thế và các cơ hội. Tất cả đang góp phần làm gia tăng tính chất phức tạp trong ngành công nghiệp này.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với bất cứ ai khi lần đầu chuẩn bị tham gia vào ngành công nghiệp vận tải này là các kiến thức cũng như hiểu biết cơ bản về nó. Bài viết này của Eimskip Vietnam nhằm cung cấp cho những ai chuẩn bị gia nhập ngành này một “chìa khóa mở cửa” đến với một thế giới rộng lớn và thú vị hơn.
Các từ viết tắt và các thuật ngữ cũng đóng vai trò nền tảng trong ngành công nghiệp phức hợp này. Nói cùng một ngôn ngữ vận tải có thể giúp bạn tránh được các hiểu lầm mà có thể dẫn đến các sai sót và ảnh hưởng tiêu cực, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và doanh thu.
Chúng ta hãy bắt đầu với một vài thuật ngữ cơ bản:
FCL: Full container load – Thuê trọn một container để đóng hàng
LCL: Less than container load – Thuê một phần trong container (hàng lẻ)
Các loại containers:
Standard Container/Dry Container/General Purpose/High Cube: STD/DC/GP/HC
Các loại container phổ biến là 20 feet và 40 feet (20DC/STD/GP – 40DC/STD/GP – 40HC)
Container 40HC thì cao hơn container 40STD 30,48cm (1 feet)
Ngoài ra cò có container 45HC – cao hơn 5 feet so với container 40HC.
Flat Rack: FR (Thường được sử dụng để chuyên chở hàng hóa quá nặng, quá cao hoặc quá dài)
Open Top: OT (Container mở nắp: sử dụng để chuyên chở hàng hóa quá nặng hoặc quá cao)
Đi kèm với các loại container này, bạn cũng có thể nghe về các thuật ngữ “In Gauge” – “Out Gauge.”
In Gauge có nghĩa là các chiều của hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của container, hiểu một cách đơn giản là hàng nằm gọn trong container.
Out Gauge có nghĩa là một trong số các chiều của hàng hóa nằm ngoài container.
Platform: Sử dụng để chuyên chở hàng hóa quá nặng, quá cao hoặc quá dài và rộng.
Reefer Containers: 20RF/40RF/40HR có kích thước giống như các loại container tiêu chuẩn nhưng có gắn thiết bị làm lạnh trong container (thường gọi là container lạnh, dùng để chuyên chở hàng hóa đông lạnh hoặc cần duy trì nhiệt độ ổn định trong container)
Tank Containers: 20TK (thường gọi là container bồn, thường dùng để chuyên chở chất lỏng)
Dưới đây là kích thước tiêu chuẩn của các loại container và được sử dụng phổ biến toàn cầu cho:
Kích thước | ||||
20’ST | 40’ST | 40’HC | 45’HC | |
20’x8’x8’6″ | 40’x8’x8’6 | 40’x8’x9’6″ | 45’x8’x9’6″ | |
Chiều dài | 5.900 mm | 12.034 mm | 12.034 mm | 13.556 mm |
Chiều rộng | 2.352 mm | 2.352 mm | 2.352 mm | 2.352 mm |
Chiều cao | 2.393 mm | 2.395 mm | 2.700 mm | 2.700 mm |
Trọng lượng | ||||
20’ST | 40’ST | 40’HC | 45’HC | |
20’x8’x8’6″ | 40’x8’x8’6 | 40’x8’x9’6″ | 45’x8’x9’6″ | |
Trọng lượng hàng hóa tối đa bao gồm vỏ | 30.480kg(67,197 lbs) | 30.480kg (67,197 lbs) | 30.480 kg(67,197 lbs) | 30.480 kg(67,197 lbs) |
Trọng lượng vỏ trung bình | 2.230kg(4,916 lbs) | 3.740 kg(8,245 lbs) | 3.900 kg(8,598 lbs) | 4.700 kg(10,261 lbs) |
Trọng lượng hàng đóng tối đa | 28.250 kg(62,280 lbs) | 26.740 kg(58,951 lbs) | 26.580 kg(58,598 lbs) | 25.780 kg(59,039 lbs) |
Thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu:
POL: Port of Loading – Cảng xếp hàng
POD: Port of Discharge – Cảng dỡ hàng
Port Pairs: Sự kết hợp của nhiều cảng ở nơi đi và nơi đến
ETA: Estimated time of Arrival – Thời gian tàu đến dự kiến
ETD: Estimated time of Departure – Thời gian tàu khởi hành dự kiến
ATA: Actual time of Arrival – Thời gian thực tế tàu đến
ATD: Actual time of Departure – Thời gian thực tế tàu khởi hành
MLB: Mini land bridge – Một container vận chuyển đa phương thức được vận chuyển bằng tàu biển từ nước A đến nước B, đi qua một phần lớn bằng đường bộ tại một trong hai nước A hoặc B.
Rotation: Thứ tự mà các con tàu cập vào các cảng khác nhau
Transit Time: Thời gian vận chuyển từ cảng A đến cảng B
Direct Service: Container hàng được vận chuyển từ cảng A đến cảng B trên cùng một con tàu.
Transshipment Service: Khi container được vận chuyển bởi hai hay nhiều con tàu khác nhau từ cảng A đến cảng B.
Thuật ngữ vận tải đa phương thức:
Pre-carriage: Việc vận chuyển từ nơi tập kết hàng đến cảng xếp hàng.
On-carriage: Việc vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến địa điểm cuối cùng trên đất liền.
Live load: Lấy container rỗng ở cảng hoặc depot, chở đến kho của khách và chờ ở đó cho đến khi hàng được đóng hết vào container, sau đó hạ container đã được đóng hàng về cảng hoặc depot.
Live unload: Lấy container có hàng ở cảng hoặc depot, chở đến kho của khách và chờ ở đó cho đến khi hàng được dỡ hết, sau đó trả container rỗng về cảng hoặc depot.
Drop & pick: Sự khác biệt duy nhất với thuật ngữ live load/unload đó là container được giao tại kho của khách hàng và đơn vị kéo container sẽ quay trở lại để kéo container sau một khoảng thời gian nhất định (2 chuyến).
Drop & hook: Cũng tương tự như drop and pick nhưng đơn vị kéo container thay vì cho đầu kéo chạy về và bỏ container tại kho khách thì họ sẽ kéo một container khác (có thể là rỗng hoặc đã đóng hàng) tại kho của khách và đem đi hạ tại cảng hoặc depot.
Chassis split: Trước tiên ở đây các bạn cần hiểu về Chassis, đơn giản các bác tài hay gọi là cái rờ mooc, dùng để đặt container lên cho đầu kéo vận chuyển. Khi khu vực lấy container không có sẵn chassis thì đơn vị kéo container phải mang chassis từ nơi khác đến (họ tự có hoặc đi thuê) nơi lấy container. Ví dụ: Nếu một cảng A không có sẵn chassis hoặc đơn vị kéo container không có chassis, thì đơn vị này có thể phải di chuyển đến một địa điểm khác để lấy chassis và kéo đến cảng A.
Xem thêm: Công Tố Viên Là Gì – Phân Biệt Công Tố Viên
Pre-Pull: Thuật ngữ này có nghĩa là đơn vị kéo container kéo 1 container từ cảng hoặc depot đến và lưu container ở bãi của đơn vị vận chuyển thay vì chuyển ngay đến kho của khách hàng. Trường hợp này thường được các đơn vị kéo container áp dụng rộng rãi ở Vietnam nhằm tránh trường hợp phải chờ lấy container lâu làm lỡ kế hoạch đóng hàng của khách vì thế họ sẽ lấy trước và để ở bãi, chỉ cần khách hàng yêu cầu kéo container về kho là sẽ có ngay.
Stripping: Là việc dỡ các đơn hàng nhỏ khác nhau từ cùng một container hàng, thường được thực hiện ở tại kho của đơn vị forwarder hoặc ở một vị trí khác do họ sắp xếp.
Thuật ngữ chứng từ:
Owner: Người sở hữu hàng hóa
Shipper: bất cứ ai chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, thông thường là chủ hàng (có thể là shipper độc quyền hoặc là một đơn vị NVOCC)
Consignee: người nhận hàng ở cảng đích.
Notify: đơn vị/người được chỉ định trên B/L để nhận thông báo khi hàng đến
Beneficial Cargo Owner: BCO (Các đơn vị vận chuyển có hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu)
NVOCC: là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được xem như là nhà vận tải (Carrier) đường biển nhưng họ khác với hãng tàu (Shipping Line) là họ không sở hữu một con tàu nào. Nhưng họ có khả năng phát hành vận đơn thứ cấp (House B/L) cho khách hàng của mình, có khả năng công bố bảng giá (Tariff Rates) và có khả năng ký kết hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu. Để trở thành một NVOCC trước tiên phải là một Freight Forwarder.
Freight Forwarder: Là một đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ vận chuyển đứng giữa shipper và carrier.
Broker: Là một đơn vị trung gian tại cảng đích (thường là notify party) làm nhiệm vụ thông quan hàng hóa.
Master Bill of Lading (MBL): Vận tải đơn gốc
MBL có các chức năng sau: Hợp đồng vận chuyển, biên lai nhận hàng, chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa.
Các hình thức thanh toán:
Prepaid: Các chi phí vận chuyển được trả tại cảng xếp hàng, thường gọi là trả trước.
Collect: Các chi phí vận chuyển được trả tại cảng dỡ hàng, thường gọi là trả sau.
Elsewhere: Các chi phí vận chuyển được trả ở một quốc gia khác không phải ở cảng xếp hay dỡ hàng.
Các loại chi phí (phổ biến nhất):
Chi phí thương mại:
Ocean Freight (OF/OCF): Cước tàu
Bunker (BUC): Chi phí nhiên liệu
Arbitrary: Phí này ở Vietnam mình gọi là phí feeder. Phí kéo container bằng sà lan từ cảng hạ đến một cảng chính nơi tàu mẹ khởi hành.
Chi phí theo mùa:
Peak Season Surcharge (PSS): Phụ phí mùa cao điểm. Ví dụ như: tết dương lịch, noel hoặc thời gian mà nhu cầu vận chuyển nhộn nhịp nhất trong năm.
Winter Surcharge: Phụ phí mùa đông, thường áp dụng các nước ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ. Ví dụ: vào mùa đông thì các container hàng vận chuyển đến Nga sẽ bị áp dụng phí này.
Congestion Surcharge: Phụ phí kẹt cảng. Được thu để trang trải chi phí ngoại lệ phát sinh do kẹt cảng tại cảng xếp hoặc dỡ hàng.
Chi phí vận hành:
Wharfage (WHA): Chi phí này các bạn có thể hiểu nôm na là phí cập cảng. Thường thì cảng vụ sẽ thu các hãng tàu khi tàu của họ cập bến hoặc sử dụng bến tàu
ISPS: International Ship and Port Facility Security Charge – Phí an ninh
THC: Terminal Handling Charge – Phí xếp dỡ hàng hóa, tính theo loại container.
Roll Over Fee: Phí này thu khi container không bắt kịp chuyến tàu nối dự định do lỗi của họ.
Xem thêm: Stalkscan Là Gì – Cách Dùng Stalkscan Facebook
Phí thiết bị:
Per Diem: Tức là thu theo ngày
Storage: Phí lưu bãi
Detention: Phí lưu container tại kho của khách
Demurrage: Phí lưu container tại bãi
Mục đích của bài viết này chỉ nhằm cung cấp các kiến thức nền tảng nên sẽ không thể thỏa mãn hết nhu cầu của quý độc giả. Một số thuật ngữ được đề cập ở trên đã có cái bài viest riêng biệt trên website của chúng tôi và chúng tôi sẽ có nhiều bài viết khác để tiếp tục phục vụ các bạn những người đang đi học, chuẩn bị ra trường hoặc mới đi làm trong lĩnh vực này.
Nếu bạn cần thêm thông tin gì có thể để lại comment ở dưới hoặc gửi email đến cho chúng tôi đề xuất về chủ đề mà bạn cần thông tin, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của bạn. Tại Eimskip Vietnam, chúng tôi có những con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, với tinh thần học hỏi cao và sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn. Hãy cho chúng tôi lắng nghe ý kiến của bạn!
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
Chuyên mục: Hỏi Đáp