Nhận xét Esper Là Gì

Tìm hiểu Esper Là Gì là chủ đề trong content hôm nay của Tên game hay Daothap.vn. Tham khảo nội dung để biết chi tiết nhé.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bạn đang xem: Esper là gì

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Nhận thức ngoại cảm hay ngoại cảm là một khả năng đặc biệt của con người, mà cho tới bây giờ chưa được khoa học chứng minh. Người có khả năng ngoại cảm không sử dụng những giác quan bình thường, mà có khả năng cảm nhận bằng giác quan thứ sáu rõ ràng và liên tục hơn những người thường như khả năng nói chuyện với người chết, khả năng theo dõi con người, tiên đoán tương lai, biết được quá khứ của một thực thể nào đó. Nhà ngoại cảm, linh lực gia hay năng lực gia (ESPer) là người có khả năng nhận thức ngoại cảm. Nghiên cứu về ngoại cảm đã được xếp vào Giả khoa học, qua nhiều thử nghiệm của đội ngũ khoa học toàn thế giới. Tin tưởng vào năng lực ngoại cảm là mê tín dị đoan.

Xem thêm: Lưu Vực Là Gì – Bài 3: Lưu Vực Nước đầu Nguồn

Mục lục

1 Các hiện tượng ngoại cảm 2 Giả thuyết 2.1 Tổ chức mạng thần kinh 2.2 Cấu trúc mềm của hệ thần kinh 2.3 Đặc tính của hệ thần kinh 3 Dao động sóng âm và dao động sóng điện từ liên quan đến ngoại cảm. 3.1 Đặc tính truyền lan 3.2 Phương thức gửi tin vào sóng ngoại cảm 3.3 Phương pháp thu tin sóng ngoại cảm 4 Cấu trúc kênh thông tin ngoại cảm. 4.1 Sóng ngoại cảm 4.2 Cấu trúc mềm 4.3 Cấu trúc kênh thông tin 5 Các hiện tượng liên quan đến ngoại cảm 5.1 Một số hiện tượng bất thường do sóng ngoại cảm gây nên 6 Phân loại 6.1 Theo nguyên nhân 6.2 Theo tính chất, công năng 7 Vai trò với niềm tin 8 Cơ sở khoa học 9 Chú thích 10 Liên kết ngoài

Xem thêm: Dow Jones Là Gì – Chỉ Số Bình Quân Công Nghiệp Dow Jones

Các hiện tượng ngoại cảm

Ngoại cảm được định nghĩa là thu nhận thông tin không bằng 5 giác quan thông thường.[1]

Thông tin ngoại cảm dựa chủ yếu vào khả năng: thần giao cách cảm (đọc được ý nghĩ của người khác) và thấu thị (thu nhận thông tin ngoài tầm với của thị giác). Con người khi mở kênh ngoại cảm, họ đã hồi phục lại các khả năng thông tin đã có ở một số loài động vật cấp thấp (do bộ não của con người phát triển, các kênh thông tin ngoại cảm này đã bị hạn chế, chỉ để lại ở phần tiềm thức). Thông tin ngoại cảm giữa người với người tương tự như trong mạng thông tin máy tính nội bộ (trong đó bộ não của một cá nhân tương tư như một máy vi tính đầu cuối). Thông tin ngoại cảm kết nối giữa người với người, sử dụng sóng hạ âm (hoặc siêu âm), sóng điện từ (tần số cực thấp, tần số dải hồng ngoại)

Ngoài thấu thị còn có nhiều hiện tượng ngoại cảm khác được một số tài liệu miêu tả như: Khinh Thân, Viễn tâm động lực (dùng ý nghĩ có thể dịch chuyển được vật một cách trực tiếp, không sử dụng các bộ cảm biến) …

Giả thuyết

Hệ thần kinh hoạt động dựa trên hai cấu trúc, cấu trúc phần cứng (mạng thần kinh) và cấu trúc phần mềm

Tổ chức mạng thần kinh

Hệ thần kinh chi phối chức năng vận động, chức năng cảm giác (cảm giác chung về thân thể) và giác quan (được tiếp thu bởi 5 giác quan của cơ thể). Ngoài ra hệ thần kinh trung ương cùng với hệ nội tiết, điều hoà các chức phận khác nhau của cơ thể.

Hệ thần kinh được tạo thành bởi số lượng lớn tế bào riêng biệt gọi là Nơron.

Não người có khoảng 15 tỷ Nơron, mỗi Nơron có thể nhận tin từ 10 ngàn Nơron khác. Nếu không có yêu cầu truyền tin, các Nơron là tách biệt nhau, nhưng nếu có yêu cầu lập cấu trúc thông tin, nó có thể hình thành ngàn tỷ lần các mối liên kết. Tuy tốc độ truyền tin của các Nơron là rất chậm nhưng khả năng liên kết của nó là vô cùng lớn, cộng thêm với khả năng xử lý song song tin rất lớn nên khả năng xử lý tin của não là vô cùng lớn.

Hoạt động của hệ thần kinh thực hiện trên các đường dẫn truyền lớn (các nhóm đường).

Nhóm thứ nhất nối với chỉ huy các chức năng thực vật, nghĩa là các chỉ huy nội tạng. Nhóm thứ hai điều chỉnh tất cả những hoạt động tự động, nó chịu trách nhiệm về các kích thích được cung cấp bởi các cảm giác bản thể và nội thụ. Nhóm thứ ba tham gia vào việc liên hệ với thế giới bên ngoài, gồm các đường về cảm giác, giác quan, vận động, cơ quan về hướng, và kiểm soát cao cấp

Cấu trúc mềm của hệ thần kinh

Hoạt động phần mềm (xử lý tin) của các đường cảm giác và giác quan gồm 3 phần chính: Bộ cảm nhận, bộ nhận thức (xử lý, nhớ) và bộ hoạt động

Bộ cảm nhận sẽ tạo ra tín hiệu xử lý gốc. Thông thông tin tín hiệu gốc sẽ chuyển vào bộ nhớ đệm (sau một thời gian sẽ xoá bỏ) đồng thời từ tín hiệu gốc truy xuất các tín hiệu có liên quan ở các bộ nhớ làm việc khác

Thông tin đối tượng (ta đang gặp) thông qua hệ cảm nhận sẽ chuyển vào bộ nhớ đệm (thông qua xử lý của hệ cảm nhận) sau đó chuyển vào bộ nhớ làm việc (qua xử lý của hệ nhận thức).

Thông tin ở bộ nhớ làm việc được so sánh với các cơ sở dữ liệu ghi trong bộ nhớ dài hạn (đúng ra là bộ xử lý nhận thức ra lệnh quét truy tìm các thông tin lưu ở bộ nhớ dài hạn đưa về bộ nhớ làm việc “nhận dạng tương đồng” với thông tin đang nằm ở bộ nhớ làm việc).

Từ khi xuất hiện tín hiệu gốc, qua quá trình xử lý ta nhận biết và “hiểu” được nó. Tín hiệu đó đúc kết tạo dựng một khuôn hình mới thực hiện chọn lọc tích lũy: đúc kết nội dung, hoàn chỉnh các mối nối với các tin, bó tin. Sau cùng sẽ lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn (nếu thấy cần thiết). Như thế đã kết thúc một vòng xử lý (vòng xử lý lớn). Để bảo đảm các bộ phận cùng hoạt động trong một vòng xử lý, bộ não tạo ra các sóng (dao động) để duy trì hoạt động của một vòng nào đó. Ví dụ sóng Theta (4–7 Hz) để duy trì hoạt động vòng nhớ, sóng 40 Hz để duy trì hoạt động vòng thị giác

Đặc tính của hệ thần kinh

Hệ thần kinh của con người khi thức, luôn luôn làm việc ở trong trạng thái hưng phấn,phát động với các kích thích bên ngoài cần quan tâm và ức chế các kích thích không cần quan tâm. Một kích thích muốn gây được hưng phấn (hay ức chế) cần phải có cường độ đủ lớn, phải tác động trong một thời gian cần thiết. Phản ứng hưng phấn (hay ức chế) tạo nên các cung đoạn xử lý phân theo tốc độ, gồm có phản ứng xử lý chậm và phản ứng xử lý nhanh

Việc xử lý của hệ thần kinh cũng chia ra “mức triệt để” và “mức mờ”. Mức triệt để hoàn toàn mất đau như gây tê ở một vùng. Mức mờ có thể đưa ra ví dụ: Khi ta đọc một chữ (ở một dòng trên trang sách) thực tế ta vẫn thấy các chữ liền kề đó đã bị ức chế mờ ở xử lý nhận dạng (tín hiệu đó bị nén xuống coi như tín hiệu nhiễu không được đưa vào xử lý tường minh). Xử lý triệt để đặc biệt có xử lý tập trung cao: tập trung, chọn lọc, xử lý thông tin vào một diện hẹp để tìm ra lời giải (thí dụ như xử lý tập trung cao của Newton khi tìm ra lực hấp dẫn).

Một đặc điểm của hệ thần kinh là tính linh hoạt rất cao, có thể chuyển các chức năng của bán cầu trái dồn về bán cầu phải (khi bán cầu trái bị tổn thương nặng), có thể chuyển các tuyến từ diện này sang diện khác.

Dao động sóng âm và dao động sóng điện từ liên quan đến ngoại cảm.

Đặc tính truyền lan

Phương thức gửi tin vào sóng ngoại cảm

Phương pháp thu tin sóng ngoại cảm

Cấu trúc kênh thông tin ngoại cảm.

Sóng ngoại cảm

Cấu trúc mềm

Cấu trúc kênh thông tin

Các hiện tượng liên quan đến ngoại cảm

Một số hiện tượng bất thường do sóng ngoại cảm gây nên

Phân loại

Theo nguyên nhân

Ngoại cảm bất thường bẩm sinh: Tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm. Ngoại cảm hình thành sau khi phải trải qua một biến cố ngoại cảnh: chấn thương, bệnh tật… Ngoại cảm có do rèn luyện theo những phương pháp đặc biệt.

Theo tính chất, công năng

Thần giao cách cảm (telepathy): khả năng giao lưu ý nghĩ giữa những người không giao tiếp với nhau, không nhìn thấy nhau. Tiên tri (precognition): khả năng biết trước các việc xảy ra trong tương lai. Hậu tri (retrocognition): là khả năng giải đoán quá khứ. Thấu thị (clairvoyance): khả năng nhìn thấy các vật ngoài tầm mắt hay bị che khuất. Tâm vận (psychokinesis): khả năng dùng năng lực tâm linh để di chuyển các vật thể.

Vai trò với niềm tin

Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, số người chết trong chiến tranh nhiều, theo lẽ tự nhiên đã xuất hiện giúp cho thân nhân của người chết tìm được hài cốt người thân của mình. Các nhà ngoại cảm, như đã giúp tìm được rất nhiều mộ liệt sĩ kể lại các câu chuyện lịch sử.

Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu của nhà nước Việt Nam đã thành lập ra Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và ngày 31 tháng 1 năm 1997, hiện nay (2007) GS-TS Đào Vọng Đức – nguyên viện trưởng Viện Vật lý Hà Nội – là giám đốc liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA do ông Vũ Thế Khanh làm tổng giám đốc [2], trung tâm này trực thuộc vào Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam. Trung tâm huy động khả năng của các nhà ngoại cảm vào một đề tài là tìm mộ của các liệt sĩ[3], các nhà ngoại cảm đã tìm được hàng ngàn bộ hài cốt (chủ yếu là hài cốt liệt sĩ). Tuy nhiên, hài cốt tìm được bởi các nhà ngoại cảm ít được giám định ADN, trong số những hài cốt được giám định ADN thì tỉ lệ cho kết quả chính xác chưa đạt yêu cầu. Làm việc cho trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người có khoảng 100 nhà ngoại cảm, trong đó có một số nhà ngoại cảm nổi tiếng như: Đỗ Bá Hiệp, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, là 6 nhà ngoại cảm nổi tiếng trong lĩnh vực ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ và nhân dân thất lạc mất tích trong chiến tranh.

Cơ sở khoa học

Nhưng sau đó, ngày 23 tháng 10 năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam (Vtv) đã làm một phóng sự về những năng lực của những nhà ngoại cảm này, làm rõ phần nào thực chất phần nào của Ngoại cảm, cũng như một số báo. Những cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ mà các nhà ngoại cảm cho rằng đó là hài cốt của liệt sĩ, sau giám định của Viện Pháp y Quân đội, những hài cốt đó lại là những xương động vật, đất đá, tỉ lệ chính xác là bằng 0. Các trường hợp do thân nhân tự mang đến Viện Pháp y Quân đội để xét nghiệm cũng cho kết quả sai khá cao.

Nếu ở Việt Nam, ngoại cảm được nhiều người tin, tin tưởng khả năng đó, giao cả việc tìm kiếm hài cốt của các liệt sĩ thì ở các quốc gia như Liên Xô và Hoa Kỳ người ta không hề sử dụng để xác nhận tội phạm (nghe các nhà ngoại cảm thông dịch lời nói của người chết để xác định tội phạm) hoặc đi tìm mộ. Các đoàn đi tìm mộ của các Quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam không hề có bất kỳ nhà ngoại cảm Mỹ hay Việt nào. Vào cuối năm 2013, Đài VTV, một số báo đã làm rõ phần nào thực chất của Ngoại cảm.

Chú thích

Chuyên mục: Hỏi Đáp