Tổng hợp Thuộc Tính Đa Trị Là Gì là ý tưởng trong bài viết bây giờ của Kí tự đặc biệt Đao Tháp. Tham khảo nội dung để biết đầy đủ nhé.
Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với mô hình thực thể – liên kết, gọi tắt là mô hình ER ( Entity-Relationship Model). Đó là một mô hình dữ liệu mức quan niệm phổ biến, tập trung vào các cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc. Mô hình này thường được sử dụng để thiết kế các ứng dụng cơ sở dữ liệu và nhiều công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu sử dụng các khái niệm của nó.
Bạn đang xem: Thuộc tính đa trị là gì
Sử dụng mô hình quan niệm bậc cao cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu
Quá trình thiết kế một cơ sở dữ liệu sử dụng mô hình quan niệm bậc cao được minh họa bằng hình dưới đây.
Bước đầu tiên là tập hợp các yêu cầu và phân tí;ch. Trong bước này, người thiết kế cơ sở dữ liệu phỏng vấn những người sử dụng cơ sở dữ liệu để hiểu và làm tài liệu về các yêu cầu về dữ liệu của họ. Kết quả của bước này là một tập hợp ghi chép súc tí;ch về các yêu cầu của những người sử dụng. Những yêu cầu sẽ được đặc tả càng đầy đủ và chi tiết càng tốt. Song song với việc đặc tả các yêu cầu dữ liệu, cần phải đặc tả các yêu cầu về chức năng của ứng dụng: đó là các thao tác do người sử dụng định nghĩa sẽ được áp dụng đối với cơ sở dữ liệu.
Mỗi khi tất cả các yêu cầu đã được thu thập và phân tí;ch, bước tiếp theo là tạo ra lược đồ quan niệm cho cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng mô hình dữ liệu quan niệm mức cao. Bước này gọi là thiết kế quan niệm. Lược đồ quan niệm là một mô tả súc tí;ch về các yêu cầu dữ liệu của những người sử dụng. Nó bao gồm các mô tả chi tiết của các kiểu thực thể, kiểu liên kết và các ràng buộc, chúng được biểu diễn bằng các khái niệm do các mô hình dữ liệu bậc cao cung cấp. Vì những khái niệm này không chứa các chi tiết cài đặt, chúng thường dễ hiểu và có thể sử dụng chúng để giao lưu với những người sử dụng.
Xem thêm: Via Là Gì – Tài Khoản Clone Là Gì Trong Facebook
Xem thêm: Checklist Là Gì – Checklist Công Việc Là Gì
Lược đồ quan niệm mức cao cũng có thể được sử dụng như một dẫn chứng để đảm bảo rằng tất cả các đòi hỏi của người sử dụng đều thỏa mãn và các đòi hỏi này không chứa các mâu thuẫn. Giải pháp này cho phép những người thiết kế cơ sở dữ liệu tập trung vào việc đặc tả các tí;nh chất của dữ liệu mà không cần quan tâm đến các chi tiết lưu trữ. Một thiết kế cơ sở dữ liệu quan niệm tốt sẽ làm dễ cho công việc của những người thiết kế cơ sở dữ liệu.
Trong quá trình (hoặc sau khi) thiết kế lược đồ quan niệm, chúng ta có thể sử dụng các phép toán cơ bản của mô hình dữ liệu để đặc tả các thao tác của người sử dụng được xác định trong khi phân tí;ch chức năng. Điều đó cũng giúp khẳng định rằng lược đồ quan niệm thỏa mãn mọi yêu cầu chức năng được xác định. Nếu có một số yêu cầu chức năng không thể nêu ra được trong lược đồ ban đầu thì ở bước này có thể có sự sửa đổi lược đồ quan niệm cho phù hợp.
Bước tiếp theo trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu là việc cài đặt một cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có sẵn. Hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng một mô hình dữ liệu cài đặt (thể hiện), chẳng hạn như mô hình quan hệ hoặc đối tượng, vì vậy lược đồ quan niệm được chuyển từ mô hình dữ liệu bậc cao thành mô hình dữ liệu cài đặt. Bước này gọi là thiết kế logic hoặc là ánh xạ mô hình dữ liệu. Kết quả của bước này là một lược đồ cơ sở dữ liệu dưới dạng một mô hình dữ liệu cài đặt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Bước cuối cùng trong thiết kế cơ sở dữ liệu là thiết kế vật lý. Trong bước này ta phải chỉ ra các cấu trúc bên trong, các đường dẫn truy cập, tổ chức tệp cho các tệp cơ sở dữ liệu. Song song với các hoạt động đó, các chương trình ứng dụng cũng được thiết kế và cài đặt như là các giao tác (transaction) cơ sở dữ liệu tương ứng với các đặc tả giao tác mức cao.
Sơ đồ mô tả các bước chí;nh của việc thiết kế
Chuyên mục: Hỏi Đáp