Tổng hợp Tin Nhắn Push Là Gì là chủ đề trong bài viết hiện tại của Kí tự đặc biệt Daothap.vn. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.
Bạn đang xem: Tin nhắn push là gì
1. Push Notification là gì?
Push Notification (thông báo đẩy) là những thông điệp nhỏ có thể tiếp cận khán giả ở mọi nơi và mọi lúc. Đây như thể một hình thức tương tác với người dùng thông qua việc gửi thông báo đẩy bởi các ứng dụng, trình duyệt,… khá phổ biến hiện nay. Thông báo đẩy cho phép ứng dụng tiếp cận với người dùng có tin nhắn ngắn mà người dùng có thể phản hồi.
Ba loại thông báo đẩy cơ bản: Thông báo về Giao dịch, Hệ thống và Người dùng.
Push Notification về giao dịch
Thông báo giao dịch được sử dụng để thông báo sự kiện nào đó liên quan người dùng. Ví dụ: thông báo cho người dùng gói hàng đã vận chuyển hoặc chuyến bay của họ bị hoãn.
Cácloại thông báo đẩy cơ bản
Push Notification hệ thống
Thông báo hệ thống được sử dụng để nói với người dùng về các tính năng hoặc cơ hội sản phẩm mới hay giảm giá của một sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: thông báo cho người dùng về tính năng sản phẩm mới hoặc giảm giá kỳ nghỉ.
Push Notification người dùng
Thông báo người dùng được sử dụng để thông báo cho người dùng tin nhắn mới từ bạn bè của họ, trên chẳng hạn như trong một e-mail hoặc ứng dụng mạng xã hội như facebook, Instagram,… hay được áp dụng trên app thương mại điện tử trong tính năng tin nhắn khách hàng gửi đến.
Ngày nay công nghệ thông báo đẩy nhanh chóng phát triển từ một hệ thống phân phối tin nhắn đơn giản đến một môi trường tương tác và phong phú, gần như mọi ứng dụng hiện nay đều sử dụng thông báo đẩy áp dụng để tương tác với khách hàng.
2. Hướng dẫn Push Notification trên hệ điều hành Android
Firebase Cloud Messaging (FCM) là phiên bản mới của Google Cloud Messaging (GCM). Đây là một giải pháp nhắn tin đám mây đa nền tảng. Bạn có thể sử dụng Firebase Cloud Messaging cho bất kỳ loại thiết bị người dùng cuối nào bao gồm iOS, Android hoặc thậm chí Web mà không mất phí.
Hướng dẫn tạo thông báo đẩy cho Android
Dưới đây là 2 cách push notification với firebase và Google Cloud Message giúp bạn có thể tạo tính năng thông báo đẩy trên Android:
1. Push notification với Firebase cho ứng dụng Android
Bước 1: Tạo ứng dụng trong Android Studio
Click vào Android Studio và tạo một dự án mới. Trong cửa sổ thiết lập dự án mới, bạn nhập chi tiết thông tin ứng dụng bao gồm: Tên ứng dụng, tên package, nơi lưu dự án… Còn lại để mặc định.
Trong trường hợp của mình, tên package là “com.example.pushnotification“. Nhưng bạn có thể tạo tên package cho riêng bạn.
tạo ứng dụng trong android
Bước 2: Thiết lập push notification với firebase
Có 3 bước để Thiết lập Firebase cho notification ứng dụng của bạn.
Đăng ký tài khoản Firebase.
Tạo project trong Firebase Console.
Sau khi đăng ký xong, giờ bạn vào “Firebase console” và “Add Project”. Tạo tên project, chọn country/region.
Tạo project trong thông báo đẩy
Đăng ký ứng dụng với Firebase.
Xem thêm: Thu Hồi Tiếng Anh Là Gì
Sau khi ứng dụng của bạn được tạo xong trên firebase, bạn sẽ thấy một trang như bên dưới. Nhấn “Add Firebase to your Android App” => Nhập Tên package của bạn, sau đó Nhấn “Register App” để đăng ký ứng dụng của bạn với Firebase.
Click “download google-services.json” để tải xuống tệp JSON. Lưu tệp JSON trong thư mục ứng dụng của dự án Android Studio mà chúng ta đã tạo ở bên trên.
Sau khi copy tệp JSON vào thư mục ứng dụng của dự án, hãy nhấn “Continue” trên hộp thoại Bảng điều khiển Firebase.
Tiếp theo, mở lại Android Studio, mở file build.gradle (Project level). Bạn sẽ tìm thấy nó trong thư mục dự án. Thêm dòng mã sau đây vào bên trong dependencies.
Khi thêm ứng dụng của bạn sẽ như thế này
Tiếp tục mở build.gradle( App level) và thêm các dependencies.
Cuối cùng thêm vào cuối file build.gradle dòng sau: apply plugin: ‘com.google.gms.google-services’
Tiếp sau đó nhấn nút “Sync Now” để Android Studio tải các thư viện cần thiết.
Bước 3: Kết thúc, giờ bạn thử build ứng dụng và cài apk vào điện thoại để test nhé.
2. Cách sử dụng Google Cloud Message trong Android
Sử dụng GCM trong android
Quy trình hoạt động như sau:
Bước 1:
– Tạo một Project trên https://console.developers.google.com Sender Id và Application Id
– Xây dựng Server và WebService của ta với CSDL phù hợp để lưu trữ Registration Id.
Bước 2:
– Các thiết bị Mobile Android sẽ gửi Sender Id và Application Id lên GCM server để đăng ký (thông số Sender Id được cung cấp từ Google Developers).
Bước 3:
– Sau khi đăng ký thành công thì GCM Server sẽ tạo ra một mã đăng ký gọi là Registration Id.
Bước 4:
– Thiết bị Android này sẽ gửi Registration Id của mình lên Server.
Bước 5:
– Server lưu lại Registration Id.
Bước 6:
– khi muốn gửi notification từ server về client. Server sẽ ko trực tiếp gửi thẳng về ứng dụng mà thay vào đó, notification ở bước này sẽ được gửi lên GCM Server theo JSON format
Bước 7:
– Sau khi GCM Server nhận được tin nhắn theo định dạng JSON ở bước 5, nó sẽ tiến hành gửi tới tất cả các client có Registration Id được đăng ký trong gói JSON này và gần như ngay lập tức các Client đều nhận được.
Trên đây là 7 bước cơ bản để có thể tạo ra một Push notification trong HĐH Android, giúp server và client tương tác với nhau.
3. 5 lời khuyên tối ưu tính năng Push Notification
Lời khuyên tối ưu tính năng thông báo đẩy
1. Tối ưu lượng đăng ký nhận Push Notification
Phần lớn các ứng dụng khi vừa mở lên đã hiện thông báo xin người dùng cho phép gửi thông báo thường xuyên cho họ. Nhưng thật không may thường người dùng sẽ chọn “Không cho phép”, cũng đúng thôi, họ còn chưa biết bạn là ai, ứng dụng của bạn là gì để cho phép bạn thi thoảng lại xuất hiện trước mắt họ.
Bạn hãy nên để người dùng thoải mái trải nghiệm và đến 1 thời điểm thích hợp sẽ gửi thông báo xin phép họ gửi thông báo và hãy chắc rằng nội dung xin phép cần để user hiểu rằng nhận thông báo là có lợi cho họ, không hề phiền toái.
2. Push Notification đúng đối tượng, phù hợp với những nhu cầu khác nhau.
Hãy bỏ thời gian để nghiên cứu, lọc ra những phân khúc khách hàng khác nhau và gửi những thông điệp tương ứng với từng nhóm phân khúc để phù hợp, hiệu quả nhất. Cũng như thời điểm gửi cho mỗi người là khác nhau nên hãy chắc là hệ thống của bạn ổn định để không gửi nhầm lẫn đối tượng.
Không phải user nào cùng đều muốn nhận một message tương tự nhau, bạn phải tập trung vào những gì họ muốn nghe, chứ không phải những gì bạn muốn nói.
3. Thông báo đẩy truyền tải những thông điệp có giá trị và điều hướng chính xác:
Nếu những thông báo bạn gửi đi đều nhận lại sự phản ứng thờ ơ từ user, điều đó có nghĩa là bạn không gửi đúng push cho người dùng của bạn. Thay vào đó, hãy thử 1 push thông báo kiểu như: Đang có 1 event, voucher trong ứng dụng chờ bạn vào nhận. Mục đích là để người dùng mong chờ các push của bạn, nhìn nó với cái nhìn tích cực, và hưởng ứng với chúng bằng cách sử dụng ứng dụng của bạn.
4. Push cần tùy biến các trải ngiệm.
Hãy xác định rõ ràng mục tiêu của mỗi chiến dịch và cách truyền tải thông điệp đến người dùng phải rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu. Bạn có thể sử dụng từ ngữ hài hước, dí dỏm nhưng phải đảm bảo rằng nó không làm người dùng khó hiểu, hay cảm thấy vô duyên trong cái thông báo ấy.
Xem thêm: Amqp Là Gì – Mô Hình Message Queue Trong Microservice
5. Thời lượng Push Notification:
Cần cân đối việc thông báo đẩy và phát triển hệ thống cân đối việc gửi thông báo như thế nào để người dùng đón nhận nó một cách thoải mái nhất. Vì việc gửi thông báo thường xuyên cũng có thể khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền và phản ứng xấu về ứng dụng của bạn.
Thực tế chứng minh, Push Notification là công cụ rất hiệu quả trong việc thu hút, giữ chân người dùng quay trở lại thiết kế ứng dụng trên thiết bị di động, sử dụng thường xuyên hơn, hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng email hay kênh nào khác.
Nếu app mobile của bạn chưa có tính năng thông bảo đẩy và muốn hỗ trợ cài đặt thêm Push Notification cho thiết kế app của mình, hãy liên hệ ngay với thienmaonline.vn để được tư vấn miễn phí.
Chuyên mục: Hỏi Đáp